Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố thay đổi nhân sự cấp cao tại vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Tổng giám đốc.
HĐQT Tập đoàn FLC đã thông qua quyết định bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuân - Thành viên HĐQT - làm Chủ tịch HĐQT tập đoàn từ ngày 5/12, thay ông Lê Bá Nguyên vừa có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ.
Đồng thời, HĐQT FLC cũng bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn FLC thay ông Lê Tiến Dũng từ ngày 5/12.
Trong lần thay đổi nhân sự này, sự trở về của bà Bùi Hải Huyền gây chú ý. Bà Huyền từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Tập đoàn FLC dưới thời ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT.
Cụ thể, bà từng giữ chức Phó tổng giám đốc FLC từ năm 2015 và được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc từ tháng 3/2020. Đầu tháng 7/2022, bà đảm nhiệm thêm chức Phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC sau khi xảy ra biến cố với việc ông Trịnh Văn Quyết cùng loạt lãnh đạo FLC vướng vòng lao lý.
Cuối tháng 2/2023, bà Bùi Hải Huyền xin từ nhiệm các chức vụ tại FLC. Khi rời vị trí lãnh đạo tại FLC, trong thư gửi nhân viên, bà cho biết, FLC đang cần một "luồng gió mới" sau các biến cố đã qua.
Tháng 8/2023, bà Huyền giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam nhưng chỉ đến tháng 2 năm nay thì bà Huyền rời khỏi doanh nghiệp này.
" alt=""/>Anh vợ ông Trịnh Văn Quyết rời ghế chủ tịch FLC, cựu CEO tái xuấtCú bẻ lái ngay đầu phiên chiều với áp lực bán mạnh trên cả 3 sàn khiến các chỉ số đồng loạt cắm đầu giảm, đóng cửa ở vùng giá thấp nhất phiên. VN-Index đánh mất 11,86 điểm tương ứng 0,95% còn 1.235,49 điểm trong khi VN30-Index giảm 15,08 điểm tương ứng 1,21%.
HNX-Index giảm 2,48 điểm tương ứng 1,05% còn 244,84 điểm; UPCoM-Index giảm 0,57 điểm tương ứng 0,63% còn 90,66 điểm.
Sắc đỏ bao trùm bức tranh thị trường với 651 mã giảm so với 288 mã tăng. Trong đó, trên sàn HoSE, phía giảm có tới 392 mã, áp đảo số mã tăng là 106 mã.
Mặc dù chưa xảy ra bán tháo (chỉ có 10 mã giảm sàn trên toàn thị trường) nhưng áp lực bán ra là rất mạnh. Thị trường được nâng đỡ bởi lực cầu giá thấp. Với việc cổ phiếu điều chỉnh sâu, luồng tiền đổ vào đạt 23.858 tỷ đồng trên HoSE và 1.913 tỷ đồng trên HNX, thị trường UPCoM cũng đón nhận 487 tỷ đồng.
Có tới 25 mã cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá, trong đó nhiều mã giảm với thanh khoản lớn. MBB giảm 2,8%, khớp lệnh đạt 34,9 triệu đơn vị; SHB giảm 2,6%, khớp lệnh hơn 30 triệu cổ phiếu; HPG giảm 1,3%, khớp lệnh 30,4 triệu đơn vị; SSI giảm 1,2%, khớp lệnh 24,8 triệu cổ phiếu; STB giảm 1,5%, khớp lệnh 20,1 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu VN30 có diễn biến tăng ở buổi sáng và quay đầu giảm giá cuối phiên. Do vậy, nhà đầu tư nếu tham gia sớm đều thua lỗ trong phiên. Chẳng hạn, VRE có thời điểm tăng nhẹ lên 25.550 đồng nhưng kết phiên giảm 3,5%; BCM trước khi đóng cửa giảm 3,2% còn 67.100 đồng thì trong phiên tăng lên 69.900 đồng; MWG tăng 48.300 đồng nhưng sau đó quay đầu giảm, đóng cửa tại 46.400 đồng, đánh rơi 2,8%.
MSN rất mạnh trong phiên sáng, tăng lên mức 81.100 đồng nhưng kết phiên vẫn ghi nhận điều chỉnh 1,3% còn 77.500 đồng. Tuy nhiên, MCH của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan trên sàn UPCoM vẫn tăng 1,4% lên 145.000 đồng.
FPT quay lại vạch xuất phát, đóng cửa ở mức tham chiếu 110.000 đồng; trong khi FRT dù vuột mức trần 156.200 đồng nhưng kết phiên vẫn tăng mạnh 5,8% lên 154.500 đồng.
Đáng chú ý nhất trong phiên này có lẽ vẫn là cổ phiếu họ Viettel. Các cổ phiếu VGI của Viettel Global, CTR của Công trình Viettel và VTK của Tư vấn Thiết kế Viettel đều có diễn biến tích cực.
CTR tăng trần lên 112.500 đồng, trắng bên bán; VGI tăng 5,5% lên 38.500 đồng; VTK tăng 8,1% lên 44.000 đồng.
Cổ phiếu họ Viettel dậy sóng trước thời điểm cổ phiếu VTP của Viettel Post sẽ chính thức chào sàn HoSE trong phiên ngày mai (12/3). Theo đó, mai sẽ là ngày giao dịch đầu tiên của gần 121,8 triệu cổ phiếu Viettel Post trên sàn HoSE, mã chứng khoán là VTP.
Với giá tham chiếu 65.400 đồng, Viettel Post đang được định giá gần 8.000 tỷ đồng. Biên độ dao động trong phiên đầu tiên giao dịch của VTP sẽ là 20%.
" alt=""/>Cổ phiếu "họ" Viettel dậy sóng bất chấp chứng khoán đồng loạt giảmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão với mức độ rủi ro thiên tai dự kiến rất lớn.
Các Cảng Hàng không bị ảnh hưởng gồm Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân. Các Cảng Hàng không Vinh và Điện Biên cũng được khuyến cáo sẽ có mưa, dông và sẵn sàng ứng phó trước các diễn biến bất thường của bão.
Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay trong ngày mai (7/9).
Cụ thể, trong ngày 7/9, sân bay Nội Bài ngừng hoạt động cất hạ cánh từ 10h đến 19h; sân bay Vân Đồn tạm ngừng khai thác từ 4h đến 16h; sân bay Cát Bi ngừng khai thác từ 5h đến 16h; sân bay Thọ Xuân ngừng khai thác từ 12h đến 22h.
Hãng hàng không Vietjet Air cho biết nhiều chuyến bay đến và đi từ các sân bay trên dự kiến tạm ngừng khai thác trong ngày mai.
Cụ thể, Vietjet tạm ngừng 67 chuyến bay đến và đi sân bay Nội Bài (Hà Nội) từ 10h đến 19h ngày 7/9. Cùng ngày, hãng cũng tạm ngừng 18 chuyến bay đến và đi sân bay Cát Bi (Hải Phòng) từ 5h đến 16h, 4 chuyến bay đến và đi sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) từ 12h đến 22h.
Riêng đối với các chuyến bay đến và đi từ sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) trong thời gian từ 4h đến 16h ngày 7/9, Vietjet không có chuyến bay bị ảnh hưởng. Hãng cho biết các chuyến bay khác dự kiến cũng sẽ điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng của bão.
Tương tự, Bamboo Airways dự kiến điều chỉnh kế hoạch khai thác một số chuyến bay trong khu vực bị ảnh hưởng.
Bamboo Airways sẽ hủy 14 chuyến bay trong ngày 7/9. Cụ thể, chuyến QH1540/1547 chặng TPHCM - Hải Phòng - TPHCM, chuyến QH1421/1422 chặng Hà Nội - Đà Lạt - Hà Nội, chuyến QH103/104 chặng Hà Nội - Đà Nẵng - Hà Nội, chuyến QH1213/1212 chặng Hà Nội - Quy Nhơn - Hà Nội, chuyến QH1415/1416 chặng Hà Nội - Cam Ranh - Hà Nội và chuyến QH242/255/244/275 chặng TPHCM - Hà Nội - TPHCM.
Hãng cũng khuyến nghị hành khách có kế hoạch đến hoặc đi từ các sân bay trong khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết, thông tin chuyến bay.
Vietnam Airlines khuyến nghị khách hàng thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin bão để chủ động kế hoạch đi lại trong giai đoạn này. Hãng cho biết sẽ thông báo về các chuyến bay bị ảnh hưởng đến khách hàng thông qua các địa chỉ liên hệ khi mua vé.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị cần triển khai phương án phòng chống mưa, bão các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.
Trung tâm Khí tượng hàng không đánh giá bão Yagi là cơn bão mạnh, dự báo cường độ, đường đi và phạm vi ảnh hưởng của bão còn nhiều thay đổi, phức tạp. Vì vậy, trung tâm sẽ liên tục phát các bản tin cập nhật về tình hình bão.
Các đơn vị vận tải hàng không cần liên tục theo dõi bản tin thời tiết để xây dựng phương án điều hành bay và phòng chống ảnh hưởng của bão.
Theo Trung tâm Khí tượng hàng không, các sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng) từ đêm 6/9 đến sáng 7/9 chịu ảnh hưởng bởi bão, tầm nhìn có thể giảm tới 1km trong mưa bão kèm theo gió giật mạnh.
Sân bay Nội Bài và sân bay Thọ Xuân từ trưa chiều đến đêm 7/9 dự kiến có mưa bão kèm gió giật mạnh, tầm nhìn có lúc giảm tới 1,5km.
" alt=""/>Hàng trăm chuyến bay bị hoãn, hủy trong ngày 7/9 vì siêu bão Yagi